Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Hướng dẫn dual boot giữa Windows và Ubuntu dễ dàng và nhanh chóng

Ai đã từng cài đặt Ubuntu trên máy tính đã cài Windows, nếu đọc được tiêu đề bài viết này, đều bỉm môi rằng: “Cũ rồi mà, cài vô là nó tự động tạo menu dual boot rồi, cần chi hướng dẫn”. Open-mouthed smile Đúng rồi bạn à, khi cài đặt Ubuntu vào máy đã có cài Windows ( bạn là dân pro, bạn biết cách cài đặt Ubuntu trên một phân vùng riêng chứ không cài chung với phân vùng chứa Windows Thumbs up), Ubuntu sẽ cài sẵn cho ta boot loader GRUB (hiện tại đã có GRUB 2 stable) cho phép dual boot.
Tuy nhiên, điều mà chắc ít bạn biết đó chính là nếu để mặc định (tức là khi cài đặt Ubuntu theo kiểu “next và next”) thì GRUB sẽ được chép overwritten lên MBR của đĩa cứng của bạn. Điều này có nghĩa là, MBR chứa boot loader của Windows bị xóa, thay vào đó là GRUB. Khi đó, bạn vẫn boot được vào Windows nhưng theo cách “tà đạo”, không phải bằng đồ của Microsoft. Điều này ban đầu có vẻ vô hại, nhưng sẽ đến một ngày bạn cài lại Windows hay phục hồi sao lưu Ghost. Bạn “hồn nhiên” cài lại Win và bụp, bạn không thể boot được vào Ubuntu, mọi thứ mất sạch, bạn phải xóa và cài lại Ubuntu. Tôi tin rằng, rất ít người đủ pro để cài đặt lại GRUB cho phân vùng Ubuntu (cực kỳ phức tạp và tốn nhiều thời gian “mò” bằng … niềm tin Don't tell anyone smile). Do vậy, chúng ta cần hiểu và có cách xử lý thích hợp khi cài đặt Ubuntu cho máy tính của mình ngay lần đầu tiên để tiết kiệm thời gian và công sức sau này.
Để cài đặt Ubuntu sao cho ta vừa có được dual boot menu, vừa đơn giản trong khân backup, restore sau này, solution ở đây là cài đặt GRUB lên ngay chính phân vùng cài Ubuntu và thêm cài đặt boot vào phân vùng đó vào boot loader của Windows.

Bước 1: Tùy chọn khi cài đặt Ubuntu

Khi cài đặt Ubuntu đến bước phân vùng cho ổ cứng (chọn cách phân vùng thủ công Manual Partitioning), các bạn đừng nhấn Instal Now vội, để ý phần “Device for boot loader installation:”
ubuntu1104installation-small_004
Mặc định, tùy chọn này có giá trị là /dev/sda, sda là ổ cứng của bạn. Điều này có nghĩa là GRUB sẽ được cài vào MBR của ổ cứng và đè lên MBR của Windows Boot Loader. Thay vì để mặc định, ta sẽ chọn /dev/sdaX với X là số của phân vùng cài Ubuntu (phân vùng mà bạn chọn cài Ubuntu vào, trong ví dụ trên là /dev/sda6). Nhấn Install Now và đợi Ubuntu được cài đặt xong.
Khi Ubuntu đã được cài xong, reboot lại máy và bạn sẽ không thể boot vào Ubuntu được. Bởi mặc định MBR của ổ cứng sẽ gọi boot loader của Windows, nên bạn sẽ vào thẳng Win mà không xuất hiện menu thông thường khi cài đặt Ubuntu theo cách mặc định. Don’t panic! Bạn sẽ sớm boot được vào Ubuntu thôi, chỉ mất vài phút thôi mà, còn hơn cả tiếng ngồi bứt tóc khi cài lại Win và Ubuntu tiêu luôn Open-mouthed smile.

Bước 2: Cài đặt phần mềm EasyBCD

EasyBCD là một phần mềm free có chức năng tạo menu boot cho Windows, ta sẽ sử dụng phần mềm này để thêm tùy chọn boot vào phân vùng Ubuntu.
Các bạn download EasyBCD tại: http://neosmart.net/dl.php?id=1
Lưu ý rằng EasyBCD cần .NET Framework 2.0 để hoạt động.
4782179787_36411087b9_b

Bước 3: Tùy chỉnh EasyBCD

Khởi động EasyBCD, chọn nút Add New Entry, chuyển tab Linux/BSD.
4782180363_29be6856f6_b
Trong ô Type, bạn chọn GRUB 2, sau đó gõ tên của boot item và sau cùng nhấn Add Entry.
Khởi động lại máy, chọn dòng bạn đã đặt tên và hệ thống sẽ boot và phân vùng Ubuntu và hiện ra menu boot quen thuộc của Ubuntu.Open-mouthed smile
LiveJournal Tags: ,,,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét